Khuyến cáo nên xét nghiệm antiphospholipid antibodies (aPL) cho [1]:

  • Bệnh nhân trẻ tuổi không có yếu tố nguy cơ nhưng bị huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi.
  • Huyết khối vị trí hiếm gặp hoặc huyết khối đa cơ quan.
  • Đột quị não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua ở bệnh nhân trẻ < 50 tuổi.
  • Huyết khối bất kỳ ở bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống hoặc các bệnh lý tự miễn dịch khác.
  • Bệnh lý thai kỳ thuộc tiêu chuẩn chẩn đoán (hỏng thai bé < 10 tuần liên tiếp từ 2 lần, từ 1 lần hỏng thai to > 10 tuần không rõ nguyên nhân, từ 1 lần sinh non < 34 tuần vì sản giật, tiền sản giật nặng hoặc suy bánh rau)
  • Giảm tiểu cầu không giải thích được.
  • Biểu hiện da “Liverdo reticularis”.

Mặc dù không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng antiphospholipid nhưng với một trường hợp thời gian đông máu nội sinh aPTT kéo dài không rõ nguyên nhân đã có chỉ định xét nghiệm kháng đông Lupus. Các chỉ định rộng rãi hơn các trường hợp được khuyến cáo nêu trên không nên thực hiện xét nghiệm aPL để tránh thu được kết quả dương tính giả – một tình trạng tương đối phổ biến do sự hạn chế về tính đặc hiệu của xét nghiệm này [2].

Ths. Bs. Nguyễn Đình Đông
Hi vọng bài viết hữu ích đến bạn đọc, share/ re-up xin ghi nguồn. Cám ơn!

Tài liệu tham khảo:

1.       Lopes M.R.U., Danowski A., Funke A., et al. (2017). Update on antiphospholipid antibody syndrome. Rev Assoc Med Bras (1992), 63(11), 994–999.

2.       Ortel T.L. (2012). Antiphospholipid Syndrome Laboratory Testing and Diagnostic Strategies. Am J Hematol, 87(Suppl 1), S75–S81.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *