Bệnh lý huyết khối, kháng thể LA có độ đặc hiệu cao hơn aCL hay anti – b2GPI; và aCL có hiệu giá kháng thể cao có độ đặc hiệu cao hơn aCL hiệu giá thấp [1]. Định lượng anti – b2GPI IgM ở bệnh nhân huyết khối không đem lại thông tin hữu ích [2].
Bệnh lý thai kỳ, một phân tích tổng hợp của Opatrny và c.s cho thấy kháng đông lupus (LA) liên quan đến hỏng thai mạnh hơn các kháng thể kháng phospholipid khác, và cả hai kháng thể IgG và IgM của aCL đều liên quan đến hỏng thai liên tiếp, trong khi vai trò của anti – b2GPI và hỏng thai là chưa sáng tỏ [3]
Bệnh lý huyết khối, kháng thể LA có độ đặc hiệu cao hơn aCL hay anti – b2GPI; và aCL có hiệu giá kháng thể cao có độ đặc hiệu cao hơn aCL hiệu giá thấp [1]. Định lượng anti – b2GPI IgM ở bệnh nhân huyết khối không đem lại thông tin hữu ích [2].
Bệnh lý thai kỳ, một phân tích tổng hợp của Opatrny và c.s cho thấy kháng đông lupus (LA) liên quan đến hỏng thai mạnh hơn các kháng thể kháng phospholipid khác, và cả hai kháng thể IgG và IgM của aCL đều liên quan đến hỏng thai liên tiếp, trong khi vai trò của anti – b2GPI và hỏng thai là chưa sáng tỏ [3].
Kháng thể kháng đông Lupus (LA): Trong một phân tích tổng hợp cho thấy bằng chứng mạnh, nhất quán và có ý nghĩa thống kê giữa LA và RPL muộn (trước 24 tuần tuổi thai với (OR 7.79; 95% CI 2.3 – 26.45; 9 nghiên cứu bệnh – chứng, n = 2195). Không có dữ liệu về mối liên hệ giữa LA và RPL trước 13 tuần tuổi thai [3].
Kháng thể kháng Cardiolipin (aCL): aCL IgG (+) liên quan đến RPL trước 13 tuần (OR 3.56; 95% CI 1.48 – 8.59, 2 nghiên cứu, n = 907, ở tất cả các mức hiệu giá kháng thể) và RPL trước 24 tuần (OR = 3.57; 95% CI 2.26 – 5.65; 10 nghiên cứu, n = 3631) [3]. Cũng theo tác giả, aCL (+) với hiệu giá kháng thể mức trung bình và cao có liên quan mạnh mẽ hơn với RPL (OR 4.68; 95% CI 2.96 – 7.4; 6 nghiên cứu, n = 2724).
Khi phân tích tương tự, sự liên quan giữa aCL IgM (+) và RPL trước 24 tuần đã được báo cáo (OR 5.61, 95% CI 1.26 – 25.03; 4 nghiên cứu; n = 1822). Tuy nghiên mối liên quan này không còn được nhận thấy nếu chỉ phân tích ở nhóm aCL IgM (+) hiệu giá kháng thể trung bình và cao (OR 4.03; 95% CI 0.84 – 19.34; 3 nghiên cứu; n = 1579). Còn ở nhóm tuổi thai trước 13 tuần, các tác giả không có dữ liệu phân tích sự liên quan giữa aCL IgM (+) và RPL cũng như không tìm thấy nghiên cứu nào về RPL ở tuổi thai này [3].
Có sự liên quan giữa đồng thời aCL IgG và IgM (+) và RPL trước 24 tuần (OR 5.39; 95% CI 3.72 – 7.82; 10 nghiên cứu; n = 3534) [3].
Anti – b2 GPI: Phân tích 5 nghiên cứu, không có sự liên quan ý nghĩa giữa anti – b2 GPI và RPL trước 13 tuần (OR 2.12; 95% CI 0.69 – 6.53; 5 nghiên cứu, n = 1788). Tuy nhiên nguy cơ xuất hiện tăng lên và phía trên danh giới của khoảng tin cậy 95% CI có thể cho thấy sự ảnh hưởng lớn của kết quả nghiên cứu [3]. Một hướng dẫn khác, vai trò của IgM anti – b2GPI IgM là không chắc chắn trong bệnh lý thai kỳ và không khuyến cáo xét nghiệm IgA anti – b2GPI IgM [2].
Kháng thể khác: Hiện nay có một vài nghiên cứu đã đánh giá tiềm năng chẩn đoán của một vài kháng thể kháng phospholipid mới. Nhìn chung, giá trị lâm sàng của những kháng thể mới này khi một mình hoặc khi kết hợp với các kháng thể LA, aCL hay anti – b2GPI bị giới hạn và còn nhiều mâu thuẫn. Nên cần thiết phải có thêm bằng chứng xác nhận lại trước khi áp dụng trong thực hành lâm sàng [4], [5], [6]. Với kháng thể anti – Annexin V cũng có kết luận tương tự [7], [8], [9], [10].
Ths. Bs. Nguyễn Đình Đông
Hi vọng bài viết hữu ích đến bạn đọc, share/ re-up xin ghi nguồn. Cám ơn!
Tài liệu tham khảo:
1. Pengo V., Ruffatti A., Legnani C., et al. (2010). Clinical course of high-risk patients diagnosed with antiphospholipid syndrome. J Thromb Haemost, 8(2), 237–242.
2. Keeling D., Mackie I., Moore G.W., et al. (2012). Guidelines on the investigation and management of antiphospholipid syndrome. Br J Haematol, 157(1), 47–58.
3. Opatrny L., David M., Kahn S.R., et al. (2006). Association between antiphospholipid antibodies and recurrent fetal loss in women without autoimmune disease: a metaanalysis. J Rheumatol, 33(11), 2214–2221.
4. Specific Antiphospholipid Antibodies as a Predictive Variable in Patients With Recurrent Pregnancy Loss – AOKI – 1993 – American Journal of Reproductive Immunology – Wiley Online Library. <https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1600-0897.1993.tb00570.x>, accessed: 09/21/2019.
5. Recurrent pregnancy loss and frequency of eight antiphospholipid antibodies and genetic thrombophilic factors in Czech women. – PubMed – NCBI. <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18275512>, accessed: 09/21/2019.
6. Tebo A.E., Jaskowski T.D., Hill H.R., et al. (2008). Clinical relevance of multiple antibody specificity testing in anti-phospholipid syndrome and recurrent pregnancy loss. Clin Exp Immunol, 154(3), 332–338.
7. Bizzaro N., Tonutti E., Villalta D., et al. (2005). Prevalence and clinical correlation of anti-phospholipid-binding protein antibodies in anticardiolipin-negative patients with systemic lupus erythematosus and women with unexplained recurrent miscarriages. Arch Pathol Lab Med, 129(1), 61–68.
8. Galli M., Borrelli G., Jacobsen E.M., et al. (2007). Clinical significance of different antiphospholipid antibodies in the WAPS (warfarin in the antiphospholipid syndrome) study. Blood, 110(4), 1178–1183.
9. Vora S., Shetty S., Salvi V., et al. (2008). Thrombophilia and unexplained pregnancy loss in Indian patients. Natl Med J India, 21(3), 116–119.
10. Sater M.S., Finan R.R., Mustafa F.E., et al. (2011). Anti-annexin V IgM and IgG autoantibodies and the risk of idiopathic recurrent spontaneous miscarriage. J Reprod Immunol, 89(1), 78–83.