Hội chứng antiphospholipid (APS) là nguyên nhân thường gặp gây ra chứng ưa huyết khối mắc phải (Acquired Thrombophilia) và ước tính tỷ lệ khoảng 15 – 20% trong nhóm huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Venous Thrombosis) và khoảng 1/3 số ca đột quị não mới mắc ở nhóm bệnh nhân trẻ dưới 50 tuổi [1] [2].
Tỷ lệ mới mắc ở nhóm bệnh nhân sẩy lưu thai thai liên tiếp là 15% [4].
Tỷ lệ “xét nghiệm anti” dương tính ở nhóm phụ nữ nguy cơ thấp là < 2% vì vậy không có chỉ định sàng lọc thường quy xét nghiệm anti trước khi mang thai [5].
Kết cục thai kỳ ở phụ nữ bị sẩy lưu thai do hội chứng antiphospholipid là vô cùng kém, nếu không điều trị tỷ lệ trẻ sinh sống có thể thấp hơn 10% [6].
Tài liệu tham khảo:
1. Ginsburg K.S., Liang M.H., Newcomer L., et al. (1992). Anticardiolipin antibodies and the risk for ischemic stroke and venous thrombosis. Ann Intern Med, 117(12), 997–1002.
2. Lopes M.R.U., Danowski A., Funke A., et al. (2017). Update on antiphospholipid antibody syndrome. Rev Assoc Med Bras (1992), 63(11), 994–999.
3. Cervera R., Serrano R., Pons-Estel G.J., et al. (2015). Morbidity and mortality in the antiphospholipid syndrome during a 10-year period: a multicentre prospective study of 1000 patients. Ann Rheum Dis, 74(6), 1011–1018.
4. Rai R.S., Regan L., Clifford K., et al. (1995). Antiphospholipid antibodies and beta 2-glycoprotein-I in 500 women with recurrent miscarriage: results of a comprehensive screening approach. Hum Reprod, 10(8), 2001–2005.
5. Pattison N.S., Chamley L.W., McKay E.J., et al. (1993). Antiphospholipid antibodies in pregnancy: prevalence and clinical associations. Br J Obstet Gynaecol, 100(10), 909–913.
6. Rai R.S., Clifford K., Cohen H., et al. (1995). High prospective fetal loss rate in untreated pregnancies of women with recurrent miscarriage and antiphospholipid antibodies. Hum Reprod, 10(12), 3301–3304.